Mở cửa hàng kinh doanh là một trong những hướng đi được nhiều người theo đuổi, bởi đây được xem là “miếng bánh” hấp dẫn thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cơ hội tốt cũng đồng nghĩa với rủi ro lớn nếu không có kinh nghiệm khi
mở cửa hàng. Tham khảo một số kinh nghiệm
mở cửa hàng cho người mới bắt đầu trong bài viết sau!
Những công việc cần chuẩn bị khi mở cửa hàng
Để mở cửa hàng tiện lợi một cách thuận lợi thì nó đòi hỏi sự hiểu biết và tìm tòi của người đầu tư. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng bị thất bại khi không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Những lưu ý khi lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Khảo sát và nhắm bắt bao quát được tình hình hoạt động kinh doanh và kinh tế tại khu vực có ý định mở cửa hàng. Nên lựa chọn khu vực đời sống của người dân tại khu vực tốt để có thể việc kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Tìm hiểu là lưu ý đến những đối thủ cạnh tranh, nên lựa chọn những khu vực có ít các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi để giảm tỉ lệ cạnh tranh.
Vị trí thuê mặt bằng
Cửa hàng tiện lợi nên có một diện tích rộng rãi một chút để khách hàng vào lựa chọn đồ cần mua sẽ thông thoáng, dễ chịu hơn. Nên lựa chọn những mặt bằng có vị trí ở gần các trường học, bệnh viện, các khu công cộng thì công việc kinh doanh sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng hơn.
Thiết kế không gian cửa hàng
Thiết kế không gian bên trong cửa hàng cũng là một điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Khi khách hàng bước vào một cửa hàng không thông thoáng, chật hẹp, hàng hóa không được sắp xếp hợp lý dễ tìm thì khách hàng sẽ không có cảm tình và sẽ khó có thể quay lại lần nữa. Cửa hàng nên thiết kế các lối đi giữa gian hàng này với gian hàng kia thông thoáng, hai người có thể qua lại với nhau cùng một thời điểm, cùng lúc. Thiết kế các kệ sản phẩm có chiều cao hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và lấy sản phẩm. Mỗi nhóm hàng, sản phẩm nên được bố trí tại một khu vực riêng, đặc biệt sản phẩm tươi sống cũng phải được bảo quản tại tủ lạnh để bảo quản chúng tốt hơn. Ngoài ra, các sản phẩm rau, củ quả bạn nên sắp xếp ngay ngắn và thường xuyên để ý đến tránh tình trạng sản phẩm không còn tươi.
Có giấy phép kinh doanh
Điều quan trọng trên hết, giấy phép kinh doanh là một điều kiện đầu tiên để bạn có thể mở và đưa cửa hàng vào hoạt động. Trước khi bạn nhận được giấy phép kinh doanh về tay, thì chủ đầu tư phải lựa chọn loại hình kinh doanh mà mình định đăng ký. Các chủ đầu tư sẽ có thể lựa chọn các loại hình kinh doanh : kinh doanh theo hộ, kinh doanh theo hình thức công ty một hoặc hai thành viên, doanh nghiệp tư nhân,…
Trình tự và thủ tục để đăng ký mở cửa hàng.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Chuẩn bị giấy đề nghị được cấp phép kinh doanh cửa hàng tiện lợi
2. Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc bản sao thẻ căn cước công nhân của chủ đầu tư. 3. Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, cửa hàng hay giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của cửa hàng.
Nộp hồ sơ đăng ký
Khi đã hoàn toàn đầy đủ các hồ sơ, chủ cửa hàng mang đến nộp tại các cơ quan UBND huyện, quận tại khu vực mở cửa hàng. Khi hồ sơ được báo là đầy đủ, hợp lệ, đúng yêu cầu thì người chủ cửa hàng sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày nộp hồ sơ.
Kinh nghiệm mở cửa hàng suôn sẻ và thuận lợi
Có kiến thức chuyên môn về sản phẩm
Có kiến thức chuyên môn, hiểu rõ, yêu thích và tin tưởng sản phẩm mà cửa hàng sẽ kinh doanh giúp chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. Càng có nhiều thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và trải nghiệm khi sử dụng thì mức độ thuyết phục người tiêu dùng càng cao. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về các sản phẩm khi mở cửa hàng giúp chủ đầu tư dễ dàng cập nhật xu hướng, nhu cầu người tiêu dùng. Từ đó có thể nhanh chóng đáp ứng mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất.
Chiến lược kinh doanh phù hợp với sản phẩm
Chiến lược kinh doanh tốt, phù hợp với từng sản phẩm cũng là kinh nghiệm “xương máu” cho chủ đầu tư khi mở cửa hàng. Xác định mục tiêu, kế hoạch kinh doanh trong ngắn hoặc dài hạn từng bước một cách bài bản, rõ ràng. Ở mỗi bước lại chia nhỏ ra các công việc cần làm, thể hiện rõ thời gian, năng suất, doanh thu dự kiến. Sau mỗi giai đoạn, chủ đầu tư cần tổng kết lại để kiểm tra xem đã đi đúng hướng chưa? Cần điều chỉnh hay cải tiến như thế nào? Chiến lược kinh doanh cần phải phổ biến với tất cả nhân viên cửa hàng, khuyến khích mọi người đồng lòng, góp sức. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên làm việc, bởi họ chính là những mắt xích quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của chiến lược.
Xác định mô hình kinh doanh khi mở cửa hàng
Xác định mô hình kinh doanh khi mở cửa hàng là điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chi phí, chiến lược sau này. Chủ đầu tư cần xác định xem mình sẽ mở cửa hàng online, theo mô hình truyền thống hay kết hợp cả hai?
Đối với việc mở cửa hàng theo mô hình online kết hợp truyền thống
Ưu điểm: Mô hình kinh doanh online kết hợp truyền thống đang là xu hướng được nhiều cửa hàng, siêu thị áp dụng. Người tiêu dùng có thể tham khảo, tìm kiếm trên website và trực tiếp mua hàng hoặc đến cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm. Website cũng là một kênh để người tiêu dùng đánh giá, bày tỏ cảm xúc khi trải nghiệm dịch vụ. Từ đó, chủ đầu tư có thể điều chỉnh để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất.
Nhược điểm: Đối với mô hình kinh doanh truyền thống, vấn đề chắc chắn chủ đầu tư phải gặp đó là chi phí cho mặt bằng khá lớn, ngoài ra còn tiền thuê nhân viên bán hàng, bảo vệ, điện, nước, phí quản lý,… Điều này sẽ làm nâng giá bán của từng sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành khác.
Đối với mô hình kinh doanh online
Ưu điểm: Đây là mô hình kinh doanh được ứng dụng nhiều nhất trong thời kỳ 4.0. Khi mở cửa hàng online, chủ đầu tư có thể ứng dụng các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,… hoặc dùng riêng website của mình để bán. Người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cập, tham khảo và đối chiếu hình ảnh, giá của sản phẩm với một vài thao tác trên máy tính, điện thoại thông minh,… Điều này giúp cửa hàng online dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí vận hành, điện, nước, trang trí mặt bằng,…
Nhược điểm: Vì là mở cửa hàng online nên có thể sẽ mất đi những cơ hội bán hàng cho khách truyền thống như vãng lai, qua đường,… Bên cạnh đó cũng mất khá nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc như hiện nay thì mức độ cạnh tranh của việc mở cửa hàng online là cực kỳ cao. Đây sẽ là “miếng bánh ngon” được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp cùng khai thác một lúc. Vì vậy, muốn “đứng vững” trong giai đoạn mới mở cửa hàng, chủ đầu tư cần hoạch định rõ chiến lược, đối tượng khách hàng mục tiêu để đạt được kết quả tốt nhất.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Như đã đề cập, việc mở cửa hàng online tức là chuyển đổi số mô hình kinh doanh được xem là xu hướng tất yếu trong tương lai. Người tiêu dùng sẽ không cần phải đến cửa hàng để lựa chọn sản phẩm mà có thể đặt ngay trên website hoặc sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán bằng tiền mặt cũng sẽ không còn được ưa chuộng nhiều như trước mà thay vào đó là thực hiện online qua ứng dụng.
Có website bán hàng
Xây dựng website để bán hàng là điều đầu tiên mà chủ đầu tư khi mở cửa hàng cần quan tâm. Kể cả việc mở cửa hàng truyền thống thì tối ưu website cũng là điều hết sức nên làm. Khi mở cửa hàng trên website, chủ đầu tư sẽ dễ dàng thể hiện được cho người tiêu dùng toàn bộ sản phẩm, từ thông tin, nguồn gốc, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng đến tình trạng hàng tồn trong kho. Từ đó, người tiêu dùng có thể nhanh chóng quyết định mua sản phẩm ngay trên trang web. Ngoài ra, đối với các mặt hàng điện tử như tivi, tủ lạnh, máy giặt,… thì việc tham khảo, so sánh giá trên website trước khi mua luôn là điều người tiêu dùng làm đầu tiên. Vì vậy, để cạnh tranh tốt trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay, khi mở cửa hàng, chủ đầu tư cần chú trọng đến việc xây dựng website bài bản, chuyên nghiệp như một cửa hàng truyền thống thực thụ. Xem thêm: Kinh nghiệm
mở cửa hàng tiện lợi
Có gian hàng trên các sàn thương mại điện tử
Tương tự như xây dựng website bán hàng, việc mở cửa hàng trên sàn thương mại điện tử cũng là điều chủ đầu tư nên quan tâm. Đối với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thì các sàn thương mại điện tử sẽ là ưu tiên hàng đầu. Bởi chính sách đăng ký dễ dàng, chi phí thấp và không tốn nhiều ngân sách để thiết kế, duy trì như website.
Hình thức thanh toán online với nhiều ngân hàng
Khi mở cửa hàng, dù là truyền thống hay online thì chủ đầu tư cũng nên mở nhiều tài khoản ngân hàng hoặc liên kết với các ứng dụng chuyển tiền như Internet Banking, MoMo, ZaloPay,… để người tiêu dùng có thể dễ dàng thanh toán.
Tìm hiểu về phương thức giao hàng
Phương thức giao hàng là mắt xích quan trọng giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện nhất. Chủ đầu tư có thể chọn việc tự đi giao hàng hoặc hợp tác với các dịch vụ giao hàng giá rẻ như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&T, Viettel Post,…
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Khi mở cửa hàng ở giai đoạn đầu hoặc còn nhỏ, lẻ thì có thể chưa cần đến phần mềm quản lý. Nhưng đối với cửa hàng lớn hoặc phân phối nhiều mặt hàng khác nhau thì việc đầu tư phần mềm quản lý sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và giảm thiểu sai sót. Chủ đầu tư cũng có thể nhanh chóng kiểm tra tình trạng tồn kho, xuất hàng mà không phải kiểm đếm nhiều lần.
Cần phải có nguồn vốn để duy trì
Nguồn vốn để duy trì luôn là yếu tố giữ “an toàn” cho cửa hàng trong suốt quá trình kinh doanh. Nhất là vào giai đoạn đầu khi mở cửa hàng, thương hiệu chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, chủ đầu tư cần chi thêm tiền cho quảng cáo, duy trì cửa hàng,… Trước khi mở cửa hàng, chủ đầu tư nên dự trữ nguồn vốn ổn định để có thể “gồng lỗ” trong ít nhất 1 tháng đầu tiên.
Chọn lựa mặt bằng kinh doanh
Đối với hình thức mở cửa hàng truyền thống hoặc kết hợp với online thì việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh sao cho phù hợp là rất quan trọng. Chủ đầu tư cần thuê mặt bằng ở vị trí ngay khu dân cư đông đúc, gần trường học, bệnh viện, chợ,… Điều này sẽ giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và thuận tiện cho việc đi lại, mua, bán.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Một bước cần thiết khi lập kế hoạch bán hàng đó là tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nếu mở cửa hàng truyền thống, đối thủ cạnh tranh có thể là chợ, cửa hàng tạp hóa xung quanh. Đối với cửa hàng online thì đối thủ là các shop kinh doanh cùng mặt hàng, phân khúc. Hãy tìm hiểu xem họ đang bán những mặt hàng nào? Có chế độ chăm sóc khách hàng ra sao? Ưu thế hay hạn chế gì? Từ đó có được những kinh nghiệm cho việc vận hành cửa hàng mới. Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm mở cửa hàng quý báu được đúc kết từ nhiều doanh nhân đã thành công. Đối với cá nhân, chủ đầu tư nhỏ, lẻ khi mới bắt đầu kinh doanh cửa hàng, hãy tin tưởng vào sản phẩm của mình, đồng thời không ngừng cải tiến, đổi mới phương thức bán hàng để đem lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm tốt nhất! Phần mềm kế toán và bán hàng HKDO – “Dễ rẻ khỏe thuế”
Đăng ký sử dụng thử miễn phí tại:
https://hokinhdoanh.online Tư vấn miễn phí tại zalo:
https://zalo.me/2613090557211314383 Công ty cổ phần phần mềm Effect